Gây Tê Tủy Sống Mổ Lấy Thai Hiện Nay
Gây tê tủy sống là kỹ
thuật phổ biến nhất cho mổ
lấy thai vì đơn giản, chất lượng phong bế vận động và cảm giác tốt, độ tin cậy cao. Ngược lại với gây tê ngoài màng cứng, tổng liều thuốc tê thấp hơn; nguy cơ không đáng kể cho ngộ độc thuốc tê toàn thân và sự chuyển vận thuốc qua thai nhi rất nhỏ.
Các kỹ thuật tê
tủy sống nên thực hiện ở
khe giữa khoang đốt sống
L3-L4 hoặc dưới mức này để tránh chấn thương tủy sống; mặc dù tủy sống kết thúc
tại L1 ở hầu hết người lớn, nhưng một thiểu số nhỏ có thể kéo dài đến giữa L2-L3. Ngoài ra, bác
sĩ gây mê thường xác
định nhầm vị trí đâm kim trên khoang đốt sống, và kim thường được đâm vào ở vị trí cao hơn dự định.
Thuốc
tê
Bupivacaine: liều thường dùng giữa 10 đến 15 mg kết hợp với opioid. Liều hiệu quả đối với bupivacaine hyperbaric ở 95% bệnh nhân (ED95) là
13 mg khi dùng kết hợp với fentanyl và morphin.Các nghiên cứu về Hyperbaric bupivacaine (12 đến 15 mg) đã xác định tuổi của bệnh nhân, chiều cao, trọng
lượng, khối lượng cơ thể, và chiều dài cột sống không ảnh hưởng đến kết
quả phong bế
trục thần kinh. Liều cao hơn (ví dụ:
15 mg) có thời gian tác dụng dài hơn, nhưng phong bế cảm giác cao đến đốt sống cổ, và tỷ lệ tụt huyết áp cao hơn.
Ropivacaine:
tiềm
lực kém hơn bupivacaine khoảng 40 lần sau tê tủy sống ở người không mang thai.
Trong một nghiên cứu tìm liều lượng ở 72 sản phụ mổ lấy thai chủ động chọn ngẫu
nhiên với kỹ thuật tê CSE(kết hợp gây tê tuỷ sống- ngoài màng cứng) với
plain ropivacaine 10, 15, 20, hoặc 25 mg. Liều ED50 và ED95 được xác định là
16.7 mg và 26.8 mg. Sau đó, các nghiên cứu tương tự cũng chứng minh rằng
Hyperbaric ropivacaine tủy sống 25 mg phong bế và phục hồi nhanh hơn, ít đòi hỏi
bổ sung tê ngoài màng cứng hơn so với cùng một liều ropivacaine plain ở phụ nữ
mổ lấy thai với tê tủy sống.
Levobupivacaine: tủy sống có thể không hiệu quả như bupivacaine. Một thử nghiệm
chọn
ngẫu nhiên 90 sản phụ tham gia nhận bupivacaine 8 mg, levobupivacaine 8 mg hoặc
ropivacaine 12 mg (tất cả với sufentanil 2,5 µg); gây tê hiệu quả đạt 97%, 80% và 87% bệnh nhân.Thời gian phong
bế vận và cảm giác của
levobupivacaine và ropivacaine ngắn hơn so với bupivacaine. Hiện
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không chấp
thuận ropivacaine hoặc levobupivacaine cho tê tủy sống. Do đó, tại Hoa Kỳ, bupivacaine vẫn là thuốc chính cho gây tê tủy sống mổ lấy thai
Thuốc
bổ trợ
Thêm opioids tan trong lipid (ví dụ: fentanyl, sufentanil) vào thuốc tê làm nâng cao chất lượng tê trong phẫu thuật, giảm đau kéo dài sau phẫu thuật, và giảm
liều thuốc tê,
do đó, giảm tác dụng phụ của thuốc tê như giảm tụt huyết áp, buồn nôn và ói mửa. Sự
kết hợp này còn giúp cho ít bị kích thích khi kéo nội tạng trong lúc phẫu thuật, góp phần làm giảm tỷ lệ buồn nôn, nôn và bổ
sung thêm
thuốc giảm đau trong phẫu thuật so với không
dùng fentanyl hoặc sufentanil. Thêm morphin (opioid hòa tan trong nước) có
thể giảm đau sau phẫu thuật lên đến
36 h. Epinephrine
(0,1 đến 0,2 mg) thường được thêm vào trong thực hành lâm sàng, làm tăng thêm 15% thời gian phong bế và cải thiện chất lượng giảm đau trong phẫu thuật, trong
khi thời gian phục hồi phong bế tăng. Clonidine cải thiện giảm đau trong phẫu thuật, giảm lạnh
run và tăng cảm giác đau, nhưng có liên quan đến hạ huyết áp và an thần.
Tụt
huyết áp
Tụt huyết
áp là kết
quả thường gặp của gây tê trục thần kinh, nếu nặng và kéo dài, có thể dẫn đến suy yếu tưới máu tử cung và dẫn
đến thiếu oxy thai nhi, nhiễm toan, và ức chế hoặc chấn thương sơ sinh. Tụt huyết áp nặng ở mẹ cũng có thể có kết quả bất lợi, bao gồm
thay đổi ý thức, hít sặc, ngưng thở và ngừng tim.
Mặc dù không được chấp
nhận phổ biến, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu chấp nhận định nghĩa sau đây cho hạ huyết áp của mẹ: (1)
giảm huyết áp tâm thu hơn 20% đến 30% từ các phép đo cơ bản hoặc (2) huyết áp
tâm thu thấp hơn 100 mm Hg.
Yếu
tố nguy cơ cho tụt huyết áp
Một số nghiên cứu đã
cố gắng xác định phụ nữ mang thai tăng nguy cơ phát triển hạ huyết áp. Đáng quan tâm là sản phụ bị tiền sản giật nặng hoặc khi
chuyển dạ được thiết lập dường như ít gặp phải tình trạng tụt huyết áp sau gây tê tủy sống mổ lấy
thai
Các nghiên
cứu phát hiện ra rằng những bệnh
nhân có nhịp tim cơ bản cao hơn 90l/phút có 83% cơ hội (giá trị dự đoán dương) tụt hạ huyết áp rõ rệt (giảm huyết áp lớn hơn 30%), trong khi bệnh nhân có nhịp tim cơ bản thấp hơn 90 l/phút có 75% cơ hội (giá trị dự đoán âm) không trải qua tụt huyết áp rõ.
Một nghiên cứu cho thấy
đáp ứng của phụ nữ mang thai đối với thử nghiệm
nằm ngửa trước phẫu thuật (tức đặt bệnh nhân vào tư thế nằm ngửa có khả năng
gây chèn ép động mạch – tĩnh mạch chủ) dự đoán sự xuất hiện tụt huyết áp có triệu chứng, cần ephedrine, và giảm huyết áp
tâm thu dưới 80 mm Hg trong quá trình gây tê tủy sống cho sinh mổ.Thử nghiệm stress
test nằm ngửa được xem là dương tính nếu
nó liên quan đến (1) sự gia tăng nhịp tim mẹ lớn hơn 10 nhịp, (2) giảm huyết áp tâm thu hơn 15 mm Hg, hoặc (3) dấu hiệu và triệu chứng
liên quan đến tư thế nằm ngửa (ví dụ: buồn nôn, chóng mặt). Những nhà nghiên
cứu thấy rằng stress
test trước phẫu thuật có độ nhạy 69%
và độ đặc hiệu 92% trong việc xác định những phụ nữ sẽ có hạ huyết áp có triệu
chứng.
Các nhà nghiên
cứu cũng đã sử dụng các phương pháp khác, bao gồm đánh giá biến đổi nhịp tim và đo sức cản mạch hệ
thống không xâm lấn trong nỗ lực xác định
các nguy cơ gây tê trục thần kinh tụt huyết áp mổ lấy
thai. Cho đến nay, dự đoán những sản phụ nào sẽ có tụt huyết áp sau gây tê trục thần kinh để mổ lấy thai chưa được chứng minh khả thi trên lâm sàng và có thể sẽ cần
nhiều nghiên cứu phức tạp hơn nữa với các phương pháp khác nhau. Dự đoán như vậy có khả năng là
thách thức vì rất
nhiều các yếu tố kiểm soát tự động, sinh lý, thay đổi nội tiết tố và đáp ứng huyết động xảy ra trong thai kỳ.
Phòng
ngừa và xử trí tụt huyết áp: thuốc vận mạch lý tưởng cho mổ lấy thai
Một số chiến lược có
thể làm giảm tụt huyết
áp sau gây tê tủy
sống mổ lấy thai, bao gồm truyền dịch,
dùng thuốc vận mạch, giảm liều thuốc tê, nâng cao chân hoặc băng ép, và dịch chuyển tử cung sang trái.
Trong tụt
huyết áp do gây tê tủy sống, theo lý thuyết giảm tiền tải đề xuất ba cách để ngừa tụt huyết áp: (1) truyền dịch keo hoặc tinh thể để bù cho máu tĩnh mạch bị nghẽn ở chi dưới. Tuy nhiên, những nghiên
cứu từ bù dịch trước
không hỗ trợ cho chiến lược này. Bù dịch trước cho bệnh nhân có thể gây ra tình trạng pha
loãng máu, giảm độ nhớt của máu làm
tăng tạm
thời cung lương tim. Hơn nữa dịch tinh thể lại tái phân bố nhanh ra khoang ngoại
mạch và cuối cùng tụt
huyết áp cũng xảy ra do giảm sức cản mạch hệ thống bằng cách pha loãng máu. Bù dịch trước với dịch keo có thể hiệu quả hơn bù dịch tinh thể. Thời gian cho dịch (bù trước so với bù đồng thời) dường như không ảnh hưởng đến tỷ lệ tụt huyết áp do tê tủy sống. Mặc dù những phát hiện này có một số mức độ phù hợp
với lâm sàng, nhưng
không có chế độ bù dịch nào hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa tụt
huyết áp do tê tủy sống. Trong thực hành hiện tại, một số bs gây mê cho dịch tinh thể truyền nhanh cùng lúc (khoảng 15 mL / kg) cho các sản
phụ khỏe mạnh trải qua mổ lấy thai chủ động với gây tê tủy sống. Những sản phụ có nguy cơ cao tụt huyết áp (ví dụ: tiền sử có hội chứng tụt huyết áp nằm ngửa) hoặc có nguy cơ cao cho tác dụng phụ của tụt huyết áp (ví dụ, bệnh cơ tim phì đại) nhận bù
dịch trước với dung dịch keo (500 mL). Vì vậy, không nên lãng phí thời gian quý báu để truyền một lượng dịch được xác định trước cho mẹ, đặc biệt trong điều kiện cấp
cứu.(2) Băng ép chi dưới đã được thử nhưng tương đối không hiệu quả.
(3) Trong gây tê sản khoa, tụt huyết áp sau tê tủy sống được quy cho chèn ép động, tĩnh mạch chủ, giảm tiền tải và giảm cung lượng tim. Dịch chuyển tử cung sang bên trái theo truyền thống được ủng hộ để giảm chèn ép tĩnh mạch chủ dưới. Tuy nhiên, những phát hiện gần đây bằng
cách sử dụng siêu âm tĩnh mạch đùi cho
thấy chèn ép tĩnh mạch chủ chỉ xảy ra ở khoảng 30% phụ nữ nằm ngửa. Mặc dù dịch chuyển tử cung được sử dụng
rộng rãi, nhưng nó không đáng tin cậy để ngăn ngừa tụt huyết áp sau gây tê tủy sống. Hiện tại cho thấy có giới hạn bằng chứng để hỗ trợ hoặc bác
bỏ giá trị của việc sử dụng nghiêng
hoặc gập bàn. Do đó, rõ ràng là các liệu pháp chủ yếu dựa trên
khái niệm tiền tải
và giảm cung
lượng tim không đáng tin cậy để
ngăn ngừa hạ huyết áp sau tê tủy sống.
Việc sử dụng liều thấp
thuốc
tê để gây tê tủy sống có liên quan đến tỷ lệ tụt huyết áp thấp hơn, đặc biệt là khi so sánh liều cao và
liều thấp (vd,
hyperbaric bupivacaine 6,5 mg so với 9,5 mg, hoặc 3,75 mg so với 9 mg; và bupivacaine plain 5 mg so với 10 mg kết hợp với fentanyl 25 µg) .Tuy nhiên, nếu sử dụng liều thấp thuốc tê tủy sống (ví dụ: bupivacaine ≤ 8 mg) sẽ có nhiều khả năng cần bổ sung thuốc giảm
đau trong phẫu thuật hoặc chuyển đổi sang gây mê toàn diện. Liều thuốc tê tối ưu có khả năng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, bao gồm
yếu tố kỹ thuật (ví dụ: đúng liều, mức tiêm để chọc kim, sử dụng đồng thời opioid, tư
thế bệnh nhân trong và sau gây
tê) và các yếu tố khác (ví dụ: độ
nhạy di truyền, bệnh nhân kỳ vọng, sự khác biệt trong kỹ thuật phẫu thuật); những
yếu tố thường không được kiểm soát trong các nghiên cứu về liều
thuốc tê. Các
Bs gây mê khi cho một liều trung gian hay liều thấp thuốc tê nên xem xét sử dụng một kỹ thuật dựa trên
catheter (gây tê tủy sống liên
tục hoặc CSE ) để bổ sung
thuốc tê qua catheter khi cần thiết.
Hiện nay, tụt huyết áp sau gây tê tủy sống được cho là giảm sức cản mạch hệ thống; cung lượng tim tăng.Thuốc vận mạch lý tưởng để
duy trì tưới máu tử cung là một lĩnh vực được nghiên cứu mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ.
Tuần hoàn tử cung không mang thai tự động điều chỉnh, co hoặc dãn mạch luân
phiên để đáp ứng với các kích thích khác nhau. Ngược lại, tử cung mang thai
không tự điều chỉnh và ít có khả năng co mạch, làm cho nó phụ thuộc trực tiếp vào áp lực tưới máu tử cung
và tỷ lệ nghịch đối với sức cản mạch máu tử cung. Do đó, tưới máu tử cung
nhau phụ thuộc vào cung lượng tim hơn là huyết áp. Robson và cộng sự chứng minh sự hiện diện của mối tương
quan giữa giảm cung lượng tim mẹ và nhiễm toan thai nhi trong sinh mổ dưới gây tê tủy sống,
nhưng không có mối tương quan giữa hạ huyết áp của mẹ và nhiễm toan thai nhi. Các
nghiên cứu cho thấy cung lượng tim, tần số tim và thể tích nhát bóp của mẹ tăng lên trong 15 phút đầu tiên sau gây tê tủy sống.
Sự co mạch bù trừ ban
đầu ở các chi trên và sự tái phân phối lại máu từ giường mạch máu từ chậm đến nhanh có thể là lý do cho sự gia tăng cung
lượng tim. Các bác sĩ lâm sàng
chỉ dựa vào theo dõi HA có thể không đánh giá đúng điều này.
Dựa
trên sự hiểu biết về thay đổi sinh lý xảy ra sau gây tê tủy sống, và những tiến bộ quan trọng đạt được trong việc thực hiện ngăn ngừa tụt huyết áp trong tê tủy sống mổ lấy
thai. Có một sự thay đổi mô hình từ
lý thuyết giảm tiền tải sang giảm hậu tải như là cơ chế chính của tụt huyết áp do gây tê tủy sống. Trong tình huống này, một thuốc
chủ vận α tác dụng nhanh như phenylephrine
là lựa chọn tốt nhất trong gây tê tủy sống sản khoa để khôi phục lại huyết động học
cơ sở. Khi so sánh với ephedrine, nó cho
thấy:
Dễ chuẩn độ
Khởi phát nhanh
Hiệu quả hơn trong việc tăng sức cản mạch hệ thống Ít gây ra nhịp tim nhanh và tăng huyết áp ở mẹ (nhưng gây ra nhịp tim chậm hơn)
Cải thiện độ pH của thai nhi (Ngân Kee et al. 2009)
Phenylephrine có thể cho bolus hoặc truyền. Một chiến lược bolus dự phòng đã được chứng minh là vượt trội so với chiến lược bolus điều trị liên quan đến tỷ lệ hạ huyết áp, buồn nôn và nôn.
Hiện tại được khuyên là nên sử dụng kỹ thuật bolus cho tất cả các trường hợp mổ lấy thai cấp cứu. Chỉ xem xét truyền phenylephrine cho mổ lấy thai chủ động, và nếu được đào tạo về thiết bị và kỹ thuật.
Dễ chuẩn độ
Khởi phát nhanh
Hiệu quả hơn trong việc tăng sức cản mạch hệ thống Ít gây ra nhịp tim nhanh và tăng huyết áp ở mẹ (nhưng gây ra nhịp tim chậm hơn)
Cải thiện độ pH của thai nhi (Ngân Kee et al. 2009)
Phenylephrine có thể cho bolus hoặc truyền. Một chiến lược bolus dự phòng đã được chứng minh là vượt trội so với chiến lược bolus điều trị liên quan đến tỷ lệ hạ huyết áp, buồn nôn và nôn.
Hiện tại được khuyên là nên sử dụng kỹ thuật bolus cho tất cả các trường hợp mổ lấy thai cấp cứu. Chỉ xem xét truyền phenylephrine cho mổ lấy thai chủ động, và nếu được đào tạo về thiết bị và kỹ thuật.
Truyền
phenylephrine dự
phòng
Các nghiên cứu tìm liều
ban đầu cho thấy 50 µg / phút là điểm khởi đầu thích hợp để truyền phenylephrine dự phòng. Nghiên cứu gần đây chỉ ra
rằng 25µg / phút giúp kiểm soát huyết áp với giảm khả năng làm
nhịp tim chậm. Mục đích là để giảm thiểu nhịp tim chậm của
mẹ trong khi có đủ tác dụng vận mạch. Tốc độ tiêm truyền nên được chuẩn độ để
duy trì huyết áp tâm thu của mẹ (SBP) gần với huyết áp
tâm thu cơ bản để
giảm thiểu buồn nôn, nôn và nhiễm toan thai nhi.
Bolus
phenylephrine dự
phòng
Cho liều
tiêm dự phòng 50-100µg cần để duy trì huyết áp > 100mmHg hoặc > 80% huyết áp cơ bản
Theo truyền thống,
ephedrine được sử dụng để phòng ngừa và điều trị tụt huyết áp liên quan đến gây tê trục thần kinh vì sợ rằng
các chất chủ vận alpha-adrenergic thuần túy sẽ giảm lưu lượng máu tử cung. Tuy nhiên, phenylephrine có
hiệu quả tương đương hay cao hơn so với ephedrine trong phòng ngừa và điều trị tụt huyết áp, và nó ít có khả năng làm giảm
pH máu động mạch cuống rốn và kiềm
dư. Phenylephrine qua nhau thai ít hơn ephedrine; có lẽ, ephedrine góp phần
kích thích sự chuyển hóa ở thai nhi, dẫn đến pH thấp và kiềm
dư hơn phenylephrine
Ephedrine bolus tĩnh mạch 5 – 10 mg, or truyền tĩnh mạch
1 to 5 mg/phút.
Dịch truyền chỉ
được cho để thay thế thể tích ở những bệnh nhân có giảm thể tích. Vì nhịp tim chậm được xác định như là triệu chứng báo trước ngưng tim trong gây tê tủy sống, epinephrine (0,1-0,2 mg) nên được cân nhắc sử dụng sớm trong điều trị nhịp tim chậm nặng, đặc biệt nếu liều atropine thông thường không hiệu quả.
Một số nhà nghiên
cứu đề nghị dùng
norepinephrine vì có đặc tính của một thuốc vận mạch lý tưởng để ngăn ngừa và điều trị tụt huyết áp, nhưng bằng chứng hiện tại giới hạn. Trong một
thử nghiệm, bệnh nhân nhận norepinephrine có nhịp tim và cung
lượng tim cao hơn so với phenylephrine.
Tỷ lệ buồn nôn và nôn không khác nhau. Sử dụng norepinephrine có liên quan đến nồng độ
catecholamine trong động mạch rốn và huyết tương thấp hơn và hàm lượng oxy và
pH tĩnh mạch rốn cao hơn, có khả năng cho thấy việc cung cấp oxy trong tử cung
cao hơn; sự khác biệt tuyệt đối là nhỏ (hàm lượng oxy phenylephrine, 11,8 ml /
dl; hàm lượng oxy norepinephrine, 12,7 ml / dl; P = 0,047). Trong một nghiên cứu về tụt huyết áp sau gây tê tủy sống mổ
lấy thai, norepinephrine 8 µg
tương đương với phenylephrine 100 µg trong điều trị giai
đoạn đầu tụt huyết áp. Cân
nhắc tiêu chuẩn có hiệu quả cao hiện
có(truyền phenylephrine), tích lũy
thêm bằng chứng là cần thiết trước khi norepinephrine trở thành một tiêu chuẩn
mới.
Ondansetron
Trong 10 năm qua, hơn
150 nghiên cứu được công bố mô tả tác dụng của ondansetron trong việc ngăn ngừa
tụt huyết áp trong gây tê tủy sống, cũng như nhịp tim chậm.
Cơ chế hoạt động của ondansetron được quy cho là
phong bế các thụ thể
serotonin (5-HT3), dẫn đến sự ngừng phản xạ Bezold-Jarisch ức chế tim từ hóa thụ thể. Phản xạ xuất hiện như một phản ứng nghịch đối với việc
tụt huyết áp đột ngột, làm suy giảm thêm các cơ chế bù trừ
của hệ tuần hoàn. Một
phân tích gộp 13 thử
nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát của Tubog và cộng sự đã chỉ ra rằng tỷ lệ tụt huyết áp giảm trung bình 36% (từ 12% đến 73%), trong khi
đó tỷ lệ nhịp tim chậm giảm 69%. Ondansetron cho tiêm tĩnh mạch 5 phút trước khi bắt đầu tê
tủy sống, với liều thay đổi từ 2 đến 26 mg. Mặc
dù những kết quả này ủng hộ giả thuyết về tác dụng tích cực của ondansetron
trong phòng ngừa tụt huyết áp gây ra bởi gây tê tủy sống, nhưng do không có sự đồng nhất về mẫu, hỗn hợp thuốc tê , kết quả và liều áp dụng của ondansetron, nên vẫn còn quá
sớm để đề xuất sử dụng thường quy trong gây tê tủy sống sản khoa mổ lấy thai. Một yếu tố
hạn chế cho sử dụng thường quy thực tế là cũng có những nghiên cứu không chứng minh được hiệu quả của
ondansetron trong phòng ngừa tụt huyết áp
Bổ sung oxygen
Trong khi bổ sung oxy thường được áp dụng thường quy trong mổ lấy thai, bằng chứng hỗ trợ cải thiện bà mẹ và kết quả ở trẻ sơ sinh thiếu, và một số gợi ý nó có thể gây hại bằng cách thúc đẩy tạo ra các gốc tự do và peroxy hóa lipid. Một thử nghiệm 80% so với 30% cho oxy trong thời gian mổ lấy thai không ngăn ngừa được nhiễm trùng vết mổ hoặc viêm nội mạc tử cung. Một phân tích gộp của 11 thử nghiệm bổ sung oxy không tìm thấy lợi ích cho việc mất bão hòa ở mẹ và điểm số Apgar ở trẻ sơ sinh. Không có bằng chứng thuyết phục về tác hại được xác định, mặc dù các dấu hiệu của các gốc tự do cao hơn ở mẹ và trẻ sơ sinh được đo khi được cho bổ sung oxy; ý nghĩa lâm sàng của những phát hiện này thì không rõ ràng. Dữ liệu thiếu về lợi ích hoặc tác hại của bổ sung oxy ở sản phụ có tình trạng bệnh tật (ví dụ, tiền sản giật, béo phì, chuyển dạ với tim thai không an tâm) hoặc hồi sức trong tử cung. Về mặt lý thuyết, những trẻ sơ sinh này có thể tăng nguy cơ bị tổn thương tăng oxy máu do peroxid hóa lipid lớn hơn từ chấn thương do tái tưới máu thiếu máu. Bằng chứng sẵn có cho thấy rằng oxy bổ sung thường quy cho sinh mổ ở sản phụ khỏe mạnh với gây tê trục thần kinh không có lợi ích, và việc loại bỏ nó có thể cải thiện sự thoải mái cho sản phụ.
Trong khi bổ sung oxy thường được áp dụng thường quy trong mổ lấy thai, bằng chứng hỗ trợ cải thiện bà mẹ và kết quả ở trẻ sơ sinh thiếu, và một số gợi ý nó có thể gây hại bằng cách thúc đẩy tạo ra các gốc tự do và peroxy hóa lipid. Một thử nghiệm 80% so với 30% cho oxy trong thời gian mổ lấy thai không ngăn ngừa được nhiễm trùng vết mổ hoặc viêm nội mạc tử cung. Một phân tích gộp của 11 thử nghiệm bổ sung oxy không tìm thấy lợi ích cho việc mất bão hòa ở mẹ và điểm số Apgar ở trẻ sơ sinh. Không có bằng chứng thuyết phục về tác hại được xác định, mặc dù các dấu hiệu của các gốc tự do cao hơn ở mẹ và trẻ sơ sinh được đo khi được cho bổ sung oxy; ý nghĩa lâm sàng của những phát hiện này thì không rõ ràng. Dữ liệu thiếu về lợi ích hoặc tác hại của bổ sung oxy ở sản phụ có tình trạng bệnh tật (ví dụ, tiền sản giật, béo phì, chuyển dạ với tim thai không an tâm) hoặc hồi sức trong tử cung. Về mặt lý thuyết, những trẻ sơ sinh này có thể tăng nguy cơ bị tổn thương tăng oxy máu do peroxid hóa lipid lớn hơn từ chấn thương do tái tưới máu thiếu máu. Bằng chứng sẵn có cho thấy rằng oxy bổ sung thường quy cho sinh mổ ở sản phụ khỏe mạnh với gây tê trục thần kinh không có lợi ích, và việc loại bỏ nó có thể cải thiện sự thoải mái cho sản phụ.
Oxytocine
Xử trí tích cực giai đoạn ba của chuyển dạ làm giảm
nguy cơ băng huyết sau sinh. Các
nghiên cứu được công bố trong thập kỷ qua, chủ yếu bởi các bác sĩ gây mê đã xác
định phương pháp an toàn sử dụng oxytocin giai đoạn ba của chuyển dạ hoạt động. Sự thúc đẩy để cung cấp liều oxytocin an toàn bắt nguồn từ các tác dụng
phụ không phổ biến nhưng nghiêm trọng liên quan đến oxytocin, bao gồm các bất thường
dẫn truyền tim phụ thuộc liều, co thắt mạch vành và hạ natri máu cấp tính
nghiêm trọng dẫn đến co giật (oxytocin có cấu trúc tương tự vasopressin ). Hơn nữa, cho liều
cao oxytocin là không cần thiết để đạt được lợi ích lâm sàng để quản lý hoạt
động ở giai
đoạn ba chuyển dạ. Một
thử nghiệm ngẫu nhiên đã so sánh việc sử dụng oxytocin bằng cách sử dụng thuật
toán quy tắc tam suất với
một loại thuốc truyền oxytocin mở rộng (30 đơn vị trong 500 ml nước muối đẳng
trương). Trong nhóm quy tắc tam suất, một liều oxytocin 3 đơn vị / 3 ml được bolus ngay sau mổ bắt em bé, tiếp theo tiêm lặp lại tùy chọn 3-đơn vị / 3 ml oxytocin sau 3 phút
và 6 phút. Cách tiếp cận này dẫn đến trương lực tử cung ở 3, 6, 9 và 12 phút
sau khi sinh không kém hơn so với điều trị chuẩn. Nhóm đối
chứng nhận được nhiều oxytocin hơn, trong khi không có sự khác biệt về mất máu
hoặc cần bổ sung thêm thuốc tăng trương lực tử cung.
Oxytocin thường được
dùng dưới dạng tiêm truyền do thời gian bán hủy ngắn từ 1 đến 5 phút, do đó, một
phác
đồ truyền liều thấp đã được nghiên
cứu. George và cộng sự ước tính truyền oxytocin ED90 để
trương lực tử cung đầy đủ ở phụ
nữ trải qua sinh mổ chủ động là 0,3 đơn vị / phút (18 đơn vị / giờ) .
Phác
đồ truyền oxytocin liều thấp cho thấy giảm tổng liều oxytocin mà
không ảnh hưởng đến tỷ lệ băng huyết sau sinh, thể tích mất máu ước tính, hoặc cho
thêm thuốc tăng trương lực tử
cung
thứ hai.
Thụ
thể oxytocin mất nhạy cảm có thể giải thích nguy cơ cho băng huyết sau sinh từ mất trương lực tử
cung trong sinh mổ sau khi tiếp
xúc với oxytocin trong chuyển dạ. Test trong ống nghiệm liên quan đến các mảnh cơ tử cung ở người
tiếp xúc 2 giờ trước với oxytocin so với kiểm soát chứng minh rằng chỉ số chuyển động (tần số × biên độ) dải không tiếp xúc với oxytocin là đáng kể
lớn hơn ở những người được điều trị bằng oxytocin. Thử nghiệm trong ống nghiệm chưa xác định được thời gian nghỉ có hiệu quả hay không trong việc phục hồi nội mạc tử cung nhạy cảm . Do đó, cho nhiều oxytocin trong tình huống mất nhạy cảm có thể không đạt được tác dụng mong muốn làm tăng trương lực tử cung; trong những trường hợp này, một thuốc tăng trương lực tử cung hoạt động theo một cơ chế khác được chỉ định
tiếp xúc 2 giờ trước với oxytocin so với kiểm soát chứng minh rằng chỉ số chuyển động (tần số × biên độ) dải không tiếp xúc với oxytocin là đáng kể
lớn hơn ở những người được điều trị bằng oxytocin. Thử nghiệm trong ống nghiệm chưa xác định được thời gian nghỉ có hiệu quả hay không trong việc phục hồi nội mạc tử cung nhạy cảm . Do đó, cho nhiều oxytocin trong tình huống mất nhạy cảm có thể không đạt được tác dụng mong muốn làm tăng trương lực tử cung; trong những trường hợp này, một thuốc tăng trương lực tử cung hoạt động theo một cơ chế khác được chỉ định
Giảm đau sau mổ
Đau sau mổ lấy
thai không đồng nhất trong biểu hiện
và cường độ. Khả năng dự đoán mức độ nghiêm trọng và mạn tính đau sau mổ tùy thuộc mỗi
cá nhân bằng cách xác định bệnh nhân có nguy cơ cao nhất
cho đau nặng để chăm sóc phù hợp. Giảm đau đa phương thức là tiêu chuẩn vàng cho giảm đau
sau
mổ lấy thai.
Một chiến lược phổ biến sử dụng morphin tê
trục thần kinh, thuốc kháng viêm non- steroid và acetaminophen, và hạn chế dùng
opioid toàn thân để điều trị cơn đau đột ngột
tăng. Morphin trục thần kinh là thành phần hiệu quả nhất giảm đau
sau mổ lấy thai.
Dễ dàng quản lý, không tốn kém, và cung cấp giảm đau vượt
trội và kéo dài cho tình trạng đau khi nghỉ và khi vận động. Tác dụng phụ liên quan đến morphin trục
thần kinh bao gồm ngứa, buồn nôn, bí tiểu và ức chế hô hấp,
mặc dù nguy cơ ức chế hô hấp thấp hơn
đáng kể khi dùng morphin trục thần kinh hơn toàn thân.Tác dụng không mong muốn phụ thuộc vào liều lượng; liều cao tủy sống (hơn 100 µg) có tác dụng giảm đau kéo dài hơn (4,5 h) so với morphin
liều thấp (50 đến 100 µg), nhưng có liên quan đến tỷ lệ ngứa và nôn cao hơn. Điểm số đau và tiêu thụ bổ sung morphin toàn
thân không khác nhau giữa liều cao và
liều thấp.
Các non
steroid như ketorolac,
diclofenac và ibuprofen là thành phần thiết yếu của thuốc giảm đau đa phương thức
sau mổ lấy thai. Việc sử dụng các
thuốc này có thể làm giảm dùng opioids
lên tới 50%, đồng thời cũng giảm 30% các tác dụng phụ liên quan đến opioid như nôn mửa và an thần. Sự
bài tiết ketorolac trong sữa mẹ là rất nhỏ, và theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ ketorolac có
thể dùng ở các bà mẹ cho con bú. Chống
chỉ định với NSAID bao gồm bệnh thận (ví dụ, rối loạn chức năng thận trong tiền
sản giật) và tiền sử phẫu thuật cắt dạ dày Roux-en-Y.
Việc sử dụng
acetaminophen cũng cho thấy giảm tác
dụng phụ của opioid lên tới 20% và
có tác dụng cộng khi dùng đồng thời với NSAID. NSAID và acetaminophen
thường
quy sau sinh mổ làm giảm sử dụng bổ
sung opioid nhiều hơn so với dùng acetaminophen bổ
sung thêm khi cần.
Phong
bế thần kinh ngoại vi giảm đau sau mổ lấy thai
Phong bế mặt phẳng cơ ngang bụng không vượt trội so với morphine tủy sống giảm đau sau mổ lấy thai. Trong một so sánh morphine tủy
sống kết hợp với phong
bế ropivacaine mặt
phẳng cơ ngang bụng và morphin tủy
sống kết hợp với block
giả, không có sự khác biệt đau khi vận
động lúc 24 giờ và không có sự khác
biệt trong bổ sung liều opioid . Hai phân tích gộp kết luận phong bế mặt phẳng cơ ngang bụng không vượt trội so với morphine tủy sống, nhưng phong bế mặt phẳng cơ ngang bụng có thể hữu ích khi morphin tủy
sống không phải là một phần của chiến
lược quản lý đau (ví dụ: sinh mổ với gây mê toàn thân, chống chỉ định với
morphin tủy
sống). Xem xét các bằng chứng, việc bổ sung phong
bế mặt
phẳng cơ ngang bụng đối
với tiêu chuẩn vàng (giảm đau
đa phương thức) không cần thiết thường quy để có hiệu quả giảm đau sau mổ lấy thai.
Phong bế cơ vuông thắt lưng có thể lợi thế hơn phong bế
mặt phẳng cơ ngang bụng bởi vị trí nông hơn( hình ảnh siêu âm dễ hơn, an toàn tốt
hơn về lý thuyết). Trong hai thử nghiệm ngẫu nhiên, phong
bế cơ vuông thắt lưng kết hợp với gây
tê tủy sống đã tìm thấy vượt trội so với chỉ gây tê tủy sống, và hơn phong bế mặt phẳng cơ ngang bụng với gây tê tủy sống. Một
hạn chế lớn của những thử nghiệm này là sự thiếu so sánh với morphine trong khoang dưới nhện(chế độ gây tê tủy sống không có morphine trong
khoang dưới nhện), do đó, hiện tại
không có kết luận nào có thể được đưa ra về tính ưu việt của phong
bế theo tiêu chuẩn chăm sóc hiện tại.
Kết
luận
Gây tê tủy sống mổ lấy thai có ưu điểm vượt trội so với gây mê toàn diện vì nó giảm thiểu nguy cơ đặt nội khí quản thất bại,
thông khí và hít sặc. Tụt
huyết áp sau tê tủy sống là kết quả của giảm sức cản mạch hệ thống và ứ máu
tĩnh mạch. Trước đây, hạ huyết áp của mẹ và
kết quả của thai nhi được cho là sẽ cải thiện bằng cách tránh
chèn ép động mạch, tĩnh mạch chủ (dịch chuyển tử cung sang trái) và tăng thể tích máu, chẳng hạn như bằng cách truyền
dịch để tăng hồi lưu
tĩnh mạch, áp lực đổ đầy tim và cung lượng tim (CO). Tuy nhiên, những kỹ thuật này đã được chứng minh là không hiệu quả,
và hiện
tại y văn đủ bằng chứng xác định việc bù dịch trước không vượt trội so với bù
dịch cùng lúc bất kể loại dịch được sử dụng, không nên phí thời gian để bù dịch được xác định trước khi gây tê tủy sống, đặc biệt trong tình huống khẩn cấp. Việc dùng thuốc vận mạch là phương pháp đáng tin cậy nhất để
chống lại tụt huyết
áp gây ra bởi tê tủy sống, nên sử dụng kịp thời và hợp lý ngay trước
khi huyết áp tụt để có kết quả tốt nhất cho mẹ và thai. Ngoài ra, các phương pháp quản lý đau sau
mổ với sự phối hợp thuốc opioid trong khoang dưới nhện cũng góp phần cải thiện
giúp sản phụ vận động sớm sau mổ, cải thiện chức năng phổi và oxy mô, cải thiện
sức đề kháng insulin, giảm nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch và rút ngắn thời gian nằm
viện cũng như tăng sự hài lòng cho sản phụ.
Bs Nguyễn Vỹ
Bài viết có sử dụng một số tài liệu tham khảo chính
sau
1 1. Ivan
Šklebar, Tonka Bujas and Dubravko Habek. SPINAL ANAESTHESIA-INDUCED HYPOTENSION IN
OBSTETRICS: PREVENTION AND THERAPY. Acta Clin Croat (Suppl. 1) 2019; 58:90-95
2 2. Johnson
E. ‘Advances in understanding and management in obstetric anaesthesia’: The
great myth of our times. Indian J Anaesth 2017;61:285-8.
3 3. Grace
Lim, M.D., M.S., Francesca L. Facco, M.D., M.S., Naveen Nathan, M.D.,Jonathan
H. Waters, M.D., Cynthia A. Wong, M.D., Holger K. Eltzschig, M.D., Ph.D. A Review of the
Impact of Obstetric Anesthesia on Maternal and Neonatal Outcomes. Anesthesiology 2018;
XXX:00–00
4 4. Choongun
Ryu, MD, Geun Joo Choi, MD, PhD, Yong Hee Park, MD, PhD, Hyun Kang, MD, PhD, MPH. Vasopressors for the
management of maternal
hypotension during cesarean section
underspinal anesthesia A Systematic review and network meta-analysis protocol. Medicine (2019) 98:1
5 5. S.M. Kinsella;B. Carvalho;R.A. Dyer;R.
Fernando;N. McDonnell;F.J. Mercier;A. Palanisamy;A.T.H. Sia;M. VandeVelde;A.Vercueil;
International Consensus Statement on the
Management of Hypotension With Vasopressors During Caesarean Section Under
Spinal Anaesthesia. Anaesthesia. 2018;73:71–92
6. Lawrence C. Tsen, MD, Brian T.
Bateman, MD, MSc. Anesthesia for Cesarean Delivery. CHESTNUT’S OBSTETRIC ANESTHESIA: PRINCIPLES AND
PRACTICE, SIXTH EDITION.
No comments