BÁC SỸ GÂY MÊ: SỨC MẠNH THẦM LẶNG PHÍA SAU CÁNH CỬA PHÒNG MỔ.
💓Nghiên cứu liên tục trong lĩnh vực gây mê đã dẫn đến giảm đáng kể tử vong và bệnh tật liên quan đến gây mê, và mặc dầu các thách thức về phẫu thuật ngày càng tăng ở các đối tượng nhi khoa, người già và người ốm đau bệnh tật. Để thực hành gây mê , một Bs phải cống hiến và làm việc chăm chỉ khoảng 12 năm so với các lĩnh vực phi y tế khác, và tất cả những công việc này được thực hiện vì lợi ích của xã hội.
NHIỆM VỤ CỦA BÁC SỸ GÂY MÊ
Đối với những trách nhiệm lớn lao trên vai, Bs gây mê không chỉ chịu trách nhiệm về gây mê và quản lý tổng thể trong các ca phẫu thuật mà còn giúp cho tình trạng bệnh nhân tốt nhất để bảo đảm an toàn cho suốt quá trình phẫu thuật.
Hiện nay, vai trò của Bs gây mê không còn giới hạn trong phòng mổ nơi mà chỉ giải quyết các biến chứng gây mê sau phẫu thuật, mà còn điều trị đau sau phẫu thuật, đau mãn tính do ung thư, giảm đau chuyển dạ, hồi sức tim phổi, các liệu pháp truyền máu, liệu pháp hô hấp, v.v. Do đó, các Bs gây mê đã mở rộng cánh cửa ra khỏi bốn bức tường của phòng mổ. Dưới đây là một vài nhiệm vụ do Bs gây mê thực hiện.
- Đánh giá tiền phẫu
Mục đích của đánh giá trước phẫu thuật là để phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể có tác động bất lợi đến an toàn gây mê. Vì vậy, điều quan trọng là Bs gây mê phải nắm được bệnh sử của bệnh nhân và các xét nghiệm chẩn đoán. Đánh giá trước phẫu thuật cũng cung cấp cơ hội cho các Bs gây mê tương tác với bệnh nhân và nói cho họ biết về kết quả của cuộc phẫu thuật, cũng như đánh giá rủi ro và lợi ích của các lựa chọn điều trị có sẵn mà không gây khủng hoảng cho bệnh nhân, và làm cho họ hiểu tầm quan trọng của lựa chọn thích hợp và xử lý những rủi ro .
Đôi khi Bs gây mê không biết tình trạng bệnh tật và thuốc dùng hiện tại của bệnh nhân.Vì vậy các yếu tố nguy cơ được giấu kín.Nhiều giá trị chẩn đoán sai, cuối cùng dẫn đến thảm họa trên bàn mổ. Đôi khi để được phẫu thuật, các phẫu thuật viên yêu cầu bệnh nhân giấu không nói về tình trạng nhịn ăn uống của mình , cuối cùng có thể dẫn đến viêm phổi do hít , và sau đó trách nhiệm được đổ lỗi cho các bs gây mê.
- Theo dõi bệnh nhân trong mổ
Bs gây mê sử dụng những công nghệ tiến tiến để theo dõi chức năng sinh tồn của bệnh nhân : nhịp tim, nhịp thở , huyết áp, thân nhiệt và điều chỉnh dịch, cân bằng điện giải giúp bệnh nhân ổn định trong mổ. Tuy nhiên, ở những vùng xa xôi, thiếu phương tiện Bs gây mê phải theo dõi bằng tay. Hầu hết các bệnh nhân sẽ không nhận ra rằng, các Bs gây mê đã cung cấp các dịch vụ quan trọng này cho mình trong suốt cuộc mổ. Bs gây mê còn chịu đựngt tất cả các căng thẳng để bệnh nhân được an toàn và phẫu thuật viên giữ được bình tĩnh trong mổ.
- Đơn vị chăm sóc sau gây mê
Vai trò của bác sĩ gây mê trong các đơn vị chăm sóc sau gây mê hoặc "Phòng hồi tỉnh" thậm chí còn quan trọng hơn, bởi vì sau hoàn thành phẫu thuật bệnh nhân vẫn còn chịu ảnh hưởng tồn dư của thuốc gây mê và Bs gây mê phải theo dõi mức độ hoạt động của bệnh nhân, hít thở, tuần hoàn, mức độ tỉnh táo, và bão hòa oxy. Phòng hồi tỉnh là nơi tai biến thường xảy ra nên cũng được các Bs gây mê theo dõi và giám sát hoạt động nhằm tránh những sai sót có thể xảy ra.
- Đơn vị điều trị đau
Đây lĩnh vực quan trọng mà Bs gây mê tham gia. Ngày càng có nhiều bác sĩ gây mê tập trung sự chú ý của họ vào quản lý và điều trị đau. Đau được điều trị không chỉ đau sau phẫu thuật, nhưng các tình trạng đau khác như ung thư, đau do bỏng, đau dây thần kinh do herpetic, đau lưng , và bệnh thần kinh ở người bị tiểu đường cũng được các Bs gây mê trực tiếp quản lý và điều trị.
- Đơn vị hồi sức tích cực
Các Bs gây mê có đủ điều kiện để tham gia điều trị ở phòng hồi sức tích cực vì họ được đào tạo sinh lý lâm sàng, bệnh lý học, dược lý, và hồi sức.
- Vai trò trong chấn thương và quản lý thảm họa
Quản lý thảm họa là một khái niệm mới cũng đang được xem xét bởi không ai khác ngoài một bs gây mê. Bs gây mê thường đứng đầu đội chăm sóc và quản lý thảm họa vì họ được đào tạo đầy đủ và là chuyên gia về hồi sức.
- Giảm đau sản khoa
Bs gây mê làm việc ở phòng sanh để cung cấp dịch vụ đẻ không đau cho sản phụ khi có yêu cầu.Các sự cố sai sót và tai biến ở phòng sanh với sự có mặt của Bs gây mê cũng giúp hồi sức cho mẹ và trẻ sơ sinh khi không có Bs nhi khoa .
- Đơn vị bỏng
Đây là một lãnh vực khác mà Bs gây mê làm việc trong chăm sóc tổng thể cho bệnh nhân: bảo vệ đường thở, tuần hoàn, cân bằng dịch, điện giải và điều trị đau. Đôi khi làm đường truyền tĩn mạch khó khăn, khi đó Bs gây mê sẽ đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm.
- Gây mê ngoài phòng mổ
Các thủ thuật bên ngoài phòng mổ như : Chụp CT và MRI ở trẻ em, nội soi dạ dày ruột, đặt máy tạo nhịp, tán sỏi ngoài cơ thể……không thể không có Bs gây mê tham gia.
- Stress và Bs gây mê
Nguyên nhân chính gây căng thẳng là thiếu sự kiểm soát trong môi trường công việc và không thể dự đoán trước được công việc dẫn đến mức lo lắng quá mức.
Ngoài việc làm tại phòng mổ gây căng thẳng, sự chăm sóc bệnh nhân nặng sau mổ cũng làm cho Bs gây mê căng thẳng và lo lắng hơn.
💓💓💓Cuối cùng, sự hợp tác giữa bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê rất quan trọng vì chúng là nền tảng của bất kỳ thủ thuật hay phẫu thuật nào. Điều này là cần thiết cho lợi ích của cả bác sĩ và bệnh nhân. Các bác sĩ gây mê cần tự tin để vượt qua các rào cản hiện tại và hy vọng vào mối tương quan tốt với các bác sĩ phẫu thuật trong tương lai.
Bs Nguyễn Vỹ GMHS
No comments